Sumo , phong cách đấu vật của Nhật Bản , trong đó trọng lượng, kích thước và sức mạnh là quan trọng nhất, mặc dù tốc độ và độ đột ngột của đòn tấn công cũng rất hữu ích. Mục đích là đẩy đối phương ra khỏi vòng có đường kính khoảng 4,6 mét hoặc buộc anh ta phải chạm đất bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể ngoài lòng bàn chân. Các đô vật chỉ mặc khố và kẹp chặt nhau bằng dây đai.

sumo-nhat-ban

Lịch sử võ thuật Sumo ở Nhật Bản

Đấu vật sumo nằm dưới sự bảo trợ của Hoàng gia từ năm 710 đến năm 1185 và là một môn thể thao được nhiều khán giả yêu thích. Trong thời đại này, nó đã được cải tiến từ một cảnh tượng phục tùng tàn bạo thành một trận đấu lật đổ được nghi thức hóa cao độ, trong đó chiến thắng có thể đạt được bằng cách buộc đối thủ ra khỏi vòng tròn 15 foot. 

Sau đó, dưới thời các tướng quân, các trận đấu công cộng bị cấm và thay vào đó, các hình thức võ thuật của môn thể thao dành cho samurai , hay đẳng cấp quân sự, được nhấn mạnh. Đấu vật sumo chuyên nghiệp ở Nhật Bản bắt nguồn từ sự hồi sinh của các trận đấu công khai sau năm 1600 và thường được gọi là môn thể thao quốc gia Nhật Bản. 

Sáu giải vô địch lớn được tổ chức hàng năm, thu hút đám đông vô cùng lớn, và hàng trăm vận động viên kiếm sống bằng môn thể thao này. Một hệ thống xếp hạng phức tạp dẫn đến việc chỉ địnhYokozuna, hay “nhà vô địch lớn.” Danh sách những người đàn ông được trao danh hiệu này bắt đầu vớiAkashi Shiganosuke, người chiến thắng vào năm 1632.

Những thanh niên được tuyển chọn đặc biệt được đưa vào nghề và cho ăn một chế độ ăn uống protein đặc biệt, tạo ra cơ thể to lớn, đồ sộ. Những người đàn ông nhanh nhẹn đặc biệt nặng từ 300 pound trở lên là điều thường thấy trong môn thể thao này. Các nghi lễ dài dòng và các tư thế cầu kỳ đi kèm với các cơn, ngược lại, khá ngắn gọn, thường chỉ kéo dài vài giây.

12 điều cần biết về sumo Nhật Bản

2. Sumo nặng nhất thế giới

Nếu bạn thắc mắc trọng lượng nặng nhất của một võ sĩ sumo là bao nhiêu thì câu trả lời là gần 400kg. Võ sĩ  Emmanuel Yarbrough là võ sĩ sumo được biết đến với trọng lượng nặng nhất hiện nay xấp xỉ 400kg. Với trọng lượng này, Emmanuel Yarbroughtừng được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là vận động viên nặng nhất thế giới.

1. Huyền thoại sumo

Nếu bạn tìm hiểu về sumo Nhật Bản thì sẽ thấy cấp bậc cao nhất trong sumo là Yokozuna và những người đạt được cấp bậc này đều là những Sumo nổi tiếng của Nhật. Một số cái tên đã đạt được phong hiệu yokozuna có thể kể đến như võ sĩ Endo, Kisenosato, Hakuho, Kakuryu, Taiho, Chiyonofuji, Futabayama, Akebono, Hakuho …

Tư vấn học bơi và đăng ký học bơi tại HCM, vui lòng liên hệ: Hotline: 0762.319.319 hoặc Facebook: /swimtobelive

3. Văn hóa sumo Nhật Bản

Sumo Nhật được coi như một mộn võ cổ truyền có 1500 năm lịch sử ở đất nước mặt trời mọc. Trải qua rất nhiều biến cố, sumo vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong nền văn hóa của nước Nhật và trở thành một trong những đặc trưng của đất nước này. Sumo ngoài là một môn võ cổ truyền còn mang bên trong tính biểu diễn và các nghi thức tôn giáo. Các động tác chào hỏi, dậm chân hay ném muối đều ít nhiều có liên quan đến thần đạo – một trong hai tôn giáo phổ biến nhất xứ Phù Tang. Vậy nên, sumo Nhật cũng có văn hóa riêng và các quy chuẩn đạo đức cho các võ sĩ buộc phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ các quy chuẩn này, võ sĩ sumo đó sẽ phải chịu các hình phạt như bị cấm, đình chỉ thi đấu, …

5. Sumo có yêu cầu về chiều cao tối thiểu

Hầu như các môn thể thao đều không yêu cầu về chiều cao tối thiểu nhưng sumo thì có. Năm 1994, Hiệp hội Sumo Nhật Bản yêu cầu tất cả các đô vật sumo phải có chiều cao tối thiểu 1,73 mét. Với yêu cầu này sẽ có khá nhiều võ sĩ bị loại vì không đạt chiều cao. Để lách luật, một võ sĩ đã phẫu thuật thẩm mĩ để ghép một bọc silicon lên đỉnh đầu khiến anh đạt đủ chiều cao trở thành võ sĩ chuyên nghiệp. Sau khi chấp nhận trường hợp này được tham gia thi đấu, Hiệp hội Sumo Nhật Bản đã đưa ra quyết định không chấp nhận thêm bất kỳ trường hợp nào khác phẫu thuật thẩm mĩ để tăng chiều cao.

4. Võ sĩ sumo có thu nhập rất cao

Sumo chia ra làm nhiều cấp bậc và mỗi cấp bậc sẽ có mức lương tương ứng. Nếu bạn đang tò mò về vấn đề mức lương của các võ sĩ sumo thì câu trả lời là các võ sĩ sumo có mức lương rất cao. Trong sumo được phân ra làm 6 hạng và mỗi hạng đều quy định số lượng võ sĩ tối đa. Khi một võ sĩ lên hạng thì chắc chắn một võ sĩ khác sẽ phải xuống hạng để nhường lại ví trí đó. Các võ sĩ có hạng thấp nhất có mức lương khoảng 9.500 USD/tháng (218 triệu VNĐ), các võ sĩ có hạng cao hơn sẽ có mức lương tăng dần và hạng cao nhất có mức lương vào khoảng 26.500 USD/tháng (609 triệu VNĐ). Còn nếu không được phân hạng mà chỉ đang trong quá trình học thì chỉ được một số tiền trợ cấp khá ít ỏi.

6. Sumo không phân loại theo cân nặng

Nếu như trong môn boxing thì các đối thủ sẽ được phân loại theo cân nặng. Người có hạng cân nặng hơn đấu với người có hạng cân nhẹ hơn thường không được chấp nhận. Còn về sumo thì khác, môn đấu vật này không quan tâm đến cân nặng mà chỉ quan tâm đến thành tích để phân hạng. Một võ sĩ sumo 100kg vẫn đấu với một võ sĩ nặng 200kg là chuyện bình thường.

8. Chế độ ăn của các võ sĩ sumo Nhật

Các võ sĩ sumo Nhật đều phải được đào tạo trong các trại huấn luyện. Tại đây họ sẽ được tập luyện và ăn uống theo chế độ riêng dành cho các võ sĩ. Buổi sáng các võ sĩ sumo sẽ nhịn và chỉ ăn bữa trưa và bữa tối. Mỗi bữa các võ sĩ sumo đều ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng và nạp vào cơ thể khoảng 8000 calo cho mỗi bữa ăn gấp gần 4 lần so với một người bình thường. Sau khi ăn trưa, các võ sĩ sẽ đi ngủ để giúp tăng lượng mỡ trong cơ thể.

7. Luật lệ trong giới sumo Nhật

Trong giới sumo Nhật có rất nhiều luật lệ mà các võ sĩ phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ luật lệ, võ sĩ có thể bị phạt tiền hoặc cấm thi đấu. Một số luật lệ khá thú vị trong giới sumo có thể kể ra như:

  • Các võ sĩ cùng trại huấn luyện không được thi đấu cùng nhau
  • Anh em họ hàng không được thi đấu với nhau.
  • Các võ sĩ sumo phải để tóc dài để búi lên.
  • Các võ sĩ sumo không được lái xe.
  • Chiều cao tối thiểu của sumo là 1m73
  • Trang phục của các võ sĩ được quy định bởi cấp bậc

9. Chế độ luyện tập của sumo

Các võ sĩ sumo thường có chế độ luyện tập rất hà khắc. Đôi khi họ phải dậy vào lúc 5 giờ sáng để luyện tập và chỉ khoác trên mình một chiếc áo mỏng kể cả vào mùa đông lạnh giá. Ngoài việc luyện tập, các sumo đang trong quá trình học tập sẽ phải phục vụ cho các sumo có cấp bậc cao hơn. Có thể nói là các tân binh thường sẽ phải trải qua một khoảng thời gian rất vất vả trong trại huấn luyện trước khi họ được lên hạng.

11. Sumo nữ

Theo quy định của các giải đấu sumo chuyên nghiệp, nữ giới bị cấm lại gần khu vực thi đấu. Tuy nhiên, sumo nữ vẫn tồn tại và chỉ được xếp vào loại nghiệp dư. Khi thi đấu, sumo nữ vẫn phải tuân thủ theo các nguyên tắc của thầm đạo nhưng được điều chỉnh phù hợp hơn với nữ giới như không được tấn công vào vùng ngực hay không được dùng đầu tấn công. Cuộc thi Sumo nữ được tổ chức đầu tiên tại tỉnh Aomori và hiện ngày càng có nhiều nữ giới đăng ký tham gia môn đấu vật này.

10. Sumo là những người không sống thọ

Với chế độ ăn uống, luyện tập và những chấn thương có thể xảy ra, tuổi thọ của các võ sĩ sumo thường không cao. Theo thống kê thì các võ sĩ sumo dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường do chế độ ăn uống không lành mạnh. Tuổi thọ trung bình của các võ sĩ thường chỉ vào khoảng 60 – 65 tuổi mà thôi.

12. Cuộc sống đời thường của các võ sĩ sumo

Các võ sĩ sumo khi tham gia thi đấu chuyên nghiệp buộc phải vào các trại huấn luyện. Khi trở thành một võ sĩ sumo thì buộc phải tuân thủ các nguyên tắc của sumo như để tóc dài và búi tóc giống như kiểu của các samurai thời Edo. Khi xuất hiện ở các nơi công cộng, các võ sĩ phải mặc các trang phục truyền thống để người khác nhận ra họ như một võ sĩ sumo, trang phục này được quy định tùy theo cấp bậc.

Ngoài cuộc sống bên trong trại huấn luyện, các võ sĩ sumo vẫn có cuộc sống như một người bình thường và có vợ con. Tuy nhiên, cũng có những điều mà sumo không được làm được quy định chặt chẽ bởi Hiệp hội Sumo Nhật Bản.

Với 12 điểm vừa nêu trên, hi vọng các bạn đã hiểu hơn về thế giới của những võ sĩ sumo. Mặc dù sumo là một môn thể thao nhưng do tính chất gắn liền với thần đạo và các phong tục truyền thống nên sumo không phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người nước ngoài yêu thích môn vật truyền thống này và thậm chí có nhiều người đã đạt được các cấp bậc cao nhất của sumo.